• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: TẠM BIỆT MÙA HÈ
Share
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học ViệtVăn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > VĂN HỌC > Văn học thiếu nhi > TẠM BIỆT MÙA HÈ
Văn học thiếu nhi

TẠM BIỆT MÙA HÈ

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 17 Tháng 8, 2024 12:10 sáng
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

KONSTANTIN PAUSTOVSKY

(Trích đoạn trong “Truyện và ký dành cho trẻ nhỏ”)

Suốt mấy ngày cơn mưa mang theo hơi lạnh giá không chịu dứt. Làn gió ẩm ướt thổi trong vườn. Vào lúc bốn giờ chiều, chúng tôi đã phải thắp đèn dầu, bất giác cảm thấy như mùa hè đã kết thúc vĩnh viễn và trái đất ngày càng dấn sâu vào màn sương mù dày đặc, tối sầm, lạnh lẽo đến khó chịu.

Đó là cuối tháng 11 – thời điểm buồn nhất ở thôn quê. Con mèo cuộn tròn trên chiếc ghế bành cũ ngủ suốt ngày, thỉnh thoảng giật mình trong giấc mơ khi nước mưa hắt vào cửa sổ.

Những con đường đã bị cuốn trôi. Một lớp bọt vàng nhạt nom giống như con sóc bị rơi xuống sông bập bềnh theo dòng nước. Những con chim cuối cùng trốn dưới mái hiên. Và cũng đã hơn một tuần nay không ai đến thăm chúng tôi: ông lão Mitriy, Vanya Malyavin, hay người gác rừng. 

Thời gian tốt nhất là vào lúc đêm sập xuống. Chúng tôi đốt lò. Lửa bùng lên, ánh phản chiếu đỏ rực run rẩy trên các bức tường gỗ và trên bản khắc cũ – bức chân dung của nghệ sĩ Bryullov. Lưng tựa vào ghế, họa sỹ nhìn chúng tôi, và có vẻ giống như chúng tôi, ông cũng đặt cuốn sách đang đọc dở xuống, để nghĩ về những gì mình đã đọc và lắng nghe tiếng mưa đổ rào rào trên mái nhà lợp ván.

Những ngọn đèn cháy sáng rực, và chiếc samovar bằng đồng già nua cứ hát mãi bài hát hồn nhiên của nó. Khi chiếc samovar được đưa vào phòng, ngay lập tức căn phòng trở nên ấm cúng. Có lẽ vì cửa sổ bị hơi nước che mờ không còn nhìn thấy cành bạch dương đơn độc gõ lên tấm kính cả ngày lẫn đêm.

Sau khi uống trà, chúng tôi ngồi bên bếp và đọc sách. Vào những buổi tối như vậy, thú vị nhất là đọc những cuốn tiểu thuyết rất dài, nhiều xúc cảm của Charles Dickens hoặc lật xem những tập sách nặng nề của các tạp chí “Niva” và “Tin tức hội họa” in ấn vào những năm xửa xưa. 

Đêm đêm, chú chó Funtik nhỏ thó, lông đỏ, thường khóc trong giấc ngủ. Tôi phải đứng lên, quấn cho chú ấy một miếng vải len ấm áp. Funtik cảm ơn trong giấc mơ, cẩn thận liếm tay tôi, thở dài, và ngủ tiếp. Bóng tối kêu rú phía sau bức tường cùng với những tia nước mưa và những cú va đập mạnh của gió. Cũng thật là hãi hùng khi nghĩ rằng vào một đêm mưa gió như thế này có ai đó đang lạc lối giữa một cánh rừng chưa ai đặt chân tới. 

Có một đêm tôi thức giấc với một cảm giác kỳ lạ. Tôi cảm thấy như mình đã bị điếc trong khi ngủ. Tôi nhắm mắt lại, lắng nghe một lúc thật lâu, và cuối cùng nhận ra tôi không bị điếc, mà chỉ đơn giản là một sự im lặng lạ thường đã ập tới bên ngoài những bức tường của ngôi nhà. Sự im lặng như thế được gọi là ” đã chết”. Mưa đã chết, gió đã chết, khu vườn ồn ào không bao giờ chịu yên cũng đã chết. Những gì có thể nghe thấy chỉ là tiếng mèo ngáy trong giấc ngủ.

Tôi mở mắt. Một màn ánh sáng trắng, mịn màng ùa ập khắp căn phòng. Tôi đứng dậy, đi đến cửa sổ – đằng sau lớp kính mọi thứ đều là tuyết và im lặng. Trên bầu trời đầy sương mù, một mặt trăng đơn độc đứng ở độ cao chóng mặt, và xung quanh nó là một vòng tròn màu vàng lấp lánh.

Trận tuyết đầu tiên rơi khi nào? Tôi đến gần chiếc đồng hồ. Đêm sáng đến độ hai chiếc kim nổi bật màu đen. Kim chỉ đã hai giờ.

Tôi thiếp ngủ lúc nửa đêm. Có nghĩa là trong hai giờ đồng hồ trái đất đã thay đổi quá khác thường. Chỉ trong hai giờ ngắn ngủi mà cánh đồng, rừng cây, vườn tược đã bị cái lạnh mê hoặc.

Qua cửa sổ, tôi nhìn thấy một con chim lớn màu xám đang đậu trên cành cây phong trong vườn. Cành cây đung đưa, tuyết rơi xuống lả tả. Con chim từ từ vươn dậy cất cánh bay, và tuyết tiếp tục như mưa thủy tinh rơi từ cành cây xuống. Rồi tất cả lại yên ắng trở lại.

Reuben đã thức giấc. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một lúc lâu, thở dài và nói:

– Trận tuyết đầu tiên rất đẹp rơi trên mặt đất.

Quả là trái đất được trang trí công phu, giống như một cô dâu e thẹn.

Vào buổi sáng, mọi thứ xung quanh trở nên đông đúc: những con đường đóng băng, những chiếc lá trước hiên nhà, những thân cây tầm ma đen nhô ra từ dưới tuyết…

Ông lão Mitriy đến uống trà và chúc mừng đầu tiên.

– Vậy là trái đất đã được rửa sạch, – ông lão nói – bằng nước tuyết từ một cái máng bạc.

– Máng bạc ?- Bác kiếm đâu ra mấy từ ấy, bác Mitriy – Reuben hỏi.

– Có điều không đúng sao? Ông lão cười thành tiếng – Mẹ tôi, người đã khuất, kể cho tôi nghe vào thời cổ đại, những người đẹp đã tắm bằng những bông tuyết đầu tiên chứa trong một chiếc bình bằng bạc và do đó vẻ đẹp của họ không bao giờ héo úa. Chuyện đó xảy ra trước cả thời Sa hoàng Peter, anh bạn thân mến ạ, khi bọn cướp trấn lột những thương gia qua lại các khu rừng ở đây.

Thật khó ngồi ở nhà trong ngày đầu đông như thế này. Chúng tôi đã tìm đến các hồ trong rừng. Ông lão đưa chúng tôi đến tận ven hồ. Ông cụ cũng muốn đi thăm các hồ, nhưng “không muốn làm những vùng hồ thức giấc”.

Ngày dường như đang thiu ngủ. Những bông tuyết cô đơn thỉnh thoảng rơi từ bầu trời cao đầy mây. Chúng tôi cẩn thận thổi hơi vào những bông tuyết vô tình hứng được, và chúng biến thành những giọt nước tinh khiết, sau đó trở nên vẩn đục, đông cứng và lăn xuống đất như những hạt sạn.

Chúng tôi lang thang khắp các khu rừng cho đến chiều tà, dạo quanh những địa điểm quen thuộc. Đàn ễnh ương ngồi co ro trên những đống tuyết phủ đầy tro bụi.

Chúng tôi hái vài chùm thanh lương trà đỏ, lấp ló trong sương giá – đó là ký ức cuối cùng về mùa hè, về mùa thu.

Trên một cái hồ nhỏ tên là Larin’s Pond – nhiều bèo tấm bơi tung tăng. Lúc này nước trong hồ rất đen, trong suốt, vào mùa đông đám bèo tấm như lặn sâu dưới đáy hồ. 

Một dải băng thủy tinh đã hiện lên dọc theo bờ biển. Lớp băng trong suốt đến mức khó có thể nhìn thấy ngay cả khi ở gần. Tôi nhìn thấy một đàn vịt trời bơi gần bờ và ném một hòn đá nhỏ về phía chúng. Viên đá rơi trên mặt băng, gây ra một tiếng động nhỏ, những chú vịt trời loang loáng theo nhau lặn xuống đáy nước sâu, dấu vết viên đá tôi ném vẫn còn lại trên mặt băng. Đó là lý do duy nhất khiến chúng tôi đoán rằng một lớp băng đã hình thành gần bờ biển. Chúng tôi dùng tay phá vỡ từng tảng băng. Chúng giòn và để lại một mùi hỗn hợp của tuyết và quả nam việt quất trên ngón tay.

Đây đó, trên đồng cỏ, chim bay cất tiếng hót líu lo. Bầu trời trên cao rất sáng, trắng, về phía chân trời đám mây như dày lên, và màu của nó giống như màu chì. Từ đó các đám mây tuyết như ùn lên chậm.

Những khu rừng trở nên tối hơn, yên tĩnh hơn, và cuối cùng một màn tuyết dày bắt đầu rơi. Tuyết tan chảy trong làn nước đen của hồ, gây cảm giác nhột nhạt trên mặt, hòa vào màn khói xám của rừng.

Mùa đông bắt đầu xâm chiếm đất đai, nhưng ta biết rằng dưới lớp tuyết trắng xóa kia, dùng tay cào vẫn có thể tìm được những bông hoa rừng còn tươi nguyên, ta biết rằng ngọn lửa vẫn luôn phần phật cháy trong những gian bếp lò, hơi ấm ấy vẫn mãi ở bên ta trong suốt những ngày giá rét, và mùa đông đối với ta dường như cũng đẹp như mùa hè.

TÔ HOÀNG dịch

More Read

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung
Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
Tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 – 2025 và Trao giải Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
CUỘC TRANH HÙNG GIỮA HỔ VÀ SƯ TỬ
Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
TAGGED:Konstantin PaustovskyTô Hoàng
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article RA MẮT SÁCH “NẾU TẤT CẢ NHỮNG GÌ TÔI CÓ LÀ NGÔN TỪ”
Next Article Tái bản sách nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read
Thơ Tạ Thị Thảo

Tạ Thị Thảo sinh năm 1982 tại Hải Dương, hiện chị đang…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

VĂN HỌCTruyện ngắnVănVăn học thiếu nhiVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện thiếu nhi Thanh Cầm

Thanh Cầm tên thật là Nguyễn Thị Thư, sinh năm 1993, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Chị đã…

15 Min Read
VĂN HỌCTruyện ngắnVăn học thiếu nhiVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện thiếu nhi Hoàng Hạnh

Hoàng Hạnh tên thật là Hoàng Thị Hạnh, sinh năm 1993, hiện chị đang sinh sống tại Hà Nội. Chị…

11 Min Read
Văn học thiếu nhi

Thơ thiếu nhi của Nguyễn Khang

Bé có hai chú mèo/ Một đen và một trắng…

1 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIVăn học thiếu nhi

“Bài văn về trứng vịt lộn” đoạt giải nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024 

Ngày 27/5/2025, tại NXB Kim Đồng đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác truyện tranh…

5 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?