• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Nỗi đau mất mát
Share
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học ViệtVăn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > VĂN HỌC > CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI > Nỗi đau mất mát
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIGóc Nhìn Nhà Văn

Nỗi đau mất mát

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 5 Tháng 4, 2025 8:12 sáng
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Kiều Bích Hậu

Nếu không đến Đài Nam hai lần để dự sự kiện Ngày thơ Đài Loan và Liên hoan văn thơ Việt Nam – Đài Loan (năm 2024-2025), có lẽ tôi cũng chỉ biết đến Đài Loan trong giới hạn của một người du lịch mà thôi. Để hiểu sâu một đất nước hay con người, ta cần thấu nỗi đau của họ, và dám để chính nỗi đau ấy thấm trong hồn mình.

Trước đó, vào năm 2018, tôi cùng hai con gái du lịch sang Đài Loan, ghé thăm Đài Bắc, Đài Trung, tham quan bảo tàng Tưởng Giới Thạch, gặp gỡ một gia đình có vợ Việt, chồng Đài Loan. Chúng tôi lướt qua những mảng văn hóa nơi đây, rồi trở về với những ấn tượng đẹp nhưng chưa đủ sâu sắc. Chuyến đi ấy ý nghĩa với ba mẹ con, nhưng tôi chưa hề chạm đến một điều đặc biệt: nỗi đau sâu thẳm của những nhân sĩ trên mảnh đất này.

Hai lần dự sự kiện văn học tại Đài Nam 2024, 2025, tôi đều được Ban tổ chức dẫn tới thăm Bảo tàng Vương Dục Đức tại thành phố Đài Nam. Đó là nơi lưu giữ cuộc đời và di sản của một nhân sĩ Đài Loan sống lưu vong suốt phần lớn cuộc đời tại Nhật Bản. Khi bước vào bảo tàng, tôi không chỉ thấy một không gian trưng bày tư liệu, mà còn cảm nhận được một nỗi đau dai dẳng, sâu thẳm của người Đài Loan – nỗi đau tiếng mẹ đẻ dần bị đẩy ra khỏi đời sống, nỗi đau bị thôn tính văn hóa, xóa đi căn cước tâm hồn.

Dù không có cơ hội đặt chân trở về quê hương, Vương Dục Đức vẫn là một người Đài trong mọi nghĩa. Ông dành trọn đời mình để bảo vệ, gìn giữ và phát triển tiếng Đài, bất chấp mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Trong bối cảnh lịch sử ngặt nghèo, ông đã dồn mọi nguồn lực để xuất bản cuốn từ điển Đài ngữ đầu tiên từ Nhật Bản – một công trình mang ý nghĩa lớn lao đối với tiếng nói và bản sắc Đài Loan. Ông cũng là người tiên phong trong phong trào xây dựng Đài Loan từ bên ngoài lãnh thổ. Đứng giữa không gian bảo tàng ấy, tôi thấm thía rằng một con người có thể sống xa quê hương, nhưng không bao giờ để mất đi nguồn cội trong tâm hồn.

Lối vào bảo tàng Công Lý và Lòng Can Đảm

Rời bảo tàng Vương Dục Đức, tôi đến bảo tàng Công Lý và Lòng Can Đảm, nơi lưu giữ ký ức đau thương của người Đài Loan về sự kiện ngày 28/2/1947. Đó là thời điểm tăm tối khi những nhân sĩ sáng giá nhất của Đài Loan bị sát hại. Từng gương mặt trong tấm pano, từng dòng tiểu sử ngắn ngủi trên bức tường, từng dòng tường thuật sự kiện… khiến tôi lặng người. Họ là những người trí thức dám đứng lên bảo vệ văn hóa, căn tính dân tộc – và họ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Tờ rơi bảo tàng

Tôi tự hỏi: tại sao trong mọi cuộc biến động lịch sử, vẫn luôn là những nhà trí thức lớn hy sinh đầu tiên? Tại sao họ luôn là những người sẵn sàng hiến tặng tài sản của mình và gia đình để xây dựng các công trình văn hóa cho cộng đồng, trong khi chính họ lại sống giản dị, thậm chí thanh bần? Ở mọi thời đại, ở bất kỳ dân tộc nào, sự dấn thân của tầng lớp trí thức luôn là điều đáng khâm phục, nhưng cũng là điều khiến ta xót xa.

Bên trong bảo tàng Công Lý và Lòng Can Đảm tại thành phố Đài Nam

Hai lần đến Đài Nam trong sự kiện Ngày thơ Đài Loan và Liên hoan văn thơ Việt Nam – Đài Loan, tôi được mở rộng hiểu biết về văn chương, và còn nhìn thấy một Đài Loan sâu thẳm, đau thương, nhưng kiên cường. Nỗi đau mất mát không làm người Đài gục ngã, mà trở thành động lực để họ gìn giữ văn hóa, xây dựng tương lai với những đổi thay và phát triển theo cách của mình. Và tôi hiểu rằng, những chuyến đi này không chỉ để nhìn ngắm phong cảnh, mà còn để lắng nghe những câu chuyện, những số phận, những nỗi đau mà một vùng đất với người dân ở đó đã trải qua. Bởi chỉ khi thấu hiểu nỗi đau ấy, ta mới thực sự chạm đến và ngưỡng mộ linh hồn của một dân tộc.

More Read

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung
Liên hoan thơ quốc tế Ignacio Rodríguez Galván lần thứ XV tại Mexico
Thơ song ngữ tác giả Nguyễn Thị Kim
TRÊN CÁNH ĐỒNG KULIKOVO – Aleksandr Blok (Nga)
DAVID GREILSAMMER TRỞ LẠI VIỆT NAM
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Chất thơ và khúc bi tráng trong phim truyện Việt Nam “Mùi cỏ cháy”
Next Article Chương trình Lưu trú Sáng tác tại Uzbekistan 2025: Cầu nối văn hóa giữa các châu lục

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read
Thơ Tạ Thị Thảo

Tạ Thị Thảo sinh năm 1982 tại Hải Dương, hiện chị đang…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănThơ

KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG

Tôi đón nhận bản thảo tập thơ Khúc dư hương mùa hạ của Khương Thị Mến…

19 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚITruyện ngắn

Truyện ngắn Izza Fartmis – Morocco

Sinh ra tại Casablanca và hiện sống tại thành phố ven biển Safi, Izza Fartmis…

8 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là loại hình nghệ thuật phi vật chất…

16 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội

“Cái chết của vua câm” (NXB Văn học) - tập truyện mới của Nguyễn Văn Học…

19 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?