• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Sign In
Logo Vanhocvietnam.net - Phong cách Wordmark Banner (Cập nhật)

vanhocvietnam

Nơi hội tụ tâm hồn Việt

.net
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: MIỀN XANH
Share
  • Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Sign In
Logo Vanhocvietnam.net - Phong cách Wordmark Banner (Cập nhật)

vanhocvietnam

Nơi hội tụ tâm hồn Việt

.net
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: MIỀN XANH
Share
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > MIỀN XANH
Chân Dung Cuộc Sống

MIỀN XANH

Khánh Phương
Last updated: 16 Tháng 7, 2025 11:42 chiều
Khánh Phương
Share
SHARE

(Ghi chép của Vũ Mai Phong)

Hưng Giang là khu đô thị sinh thái rộng 500 ha, nổi tiếng với hàng chục vạn cây xanh, trong đó có hàng nghìn cây cổ thụ, thân lớn đến mức vài người ôm không xuể. Hơn chục năm qua, nơi đây hầu như không hứng chịu bão lớn. Nhưng lần này, tâm bão Yagi đổ thẳng vào, hoành hành suốt 12 tiếng đồng hồ – từ giữa trưa đến nửa đêm.

Nhiều năm làm phụ trách phòng chống thiên tai của khu đô thị nên Phước luôn có kế hoạch chi tiết cho mỗi mùa mưa bão. Thế nhưng, cơn bão lần này vượt ngoài mọi dự đoán. Cây cối ngã đổ ngổn ngang như sau một trận bom B52, thêm các cơn mưa lớn sau bão khiến toàn bộ công viên cây xanh, vườn ươm chìm trong nước. Ước tính có khoảng ba vạn cây gãy đổ các loại.

Ngay khi bão ập đến, các tổ ứng trực được triển khai trên toàn tuyến đường để dọn dẹp, giải tỏa giao thông. Ban Chỉ huy phòng chống bão trực chiến ngay tại văn phòng trung tâm. Số cây gãy đổ liên tục được cập nhật cho đến 22h đêm, gió giật cấp 17, lượng cây bật gốc không đếm xuể nữa. Cửa sổ các tòa nhà bị gió giật tung bay trong cơn cuồng phong.

Đình Khoa, tổ trưởng tổ máy cẩu gọi trong tiếng gió rít:

– Anh ơi, xin ý kiến cho tổ máy tạm rút, gió lớn quá, cây đổ liên tục, anh em không dám vận hành nữa.

– Đồng ý. Em cho rút về tránh bão, nhưng ngay khi gió ngớt, cho cưa máy vào việc ngay trong đêm, phải giải tỏa đường càng sớm càng tốt! – Phước chỉ đạo dứt khoát.

Cùng lúc đó, điện thoại Phước rung lên. Mai Linh – con gái anh rối rít:

– Bố ơi, trên nhà mình gió mạnh quá, cong cả cửa kính rồi, nước tràn hết vào nhà!

– Mấy mẹ con cứ ở yên trong phòng, không được ra ngoài! Đợi lát nữa bố mới về được!

Dù nói vậy, lòng Phước vẫn nóng như lửa đốt. Anh lập tức gọi cho nhân viên trực vận hành tòa nhà.

– Anh ơi, toàn bộ cửa kính tầng mái bị kéo sập rồi. Nếu không khắc phục ngay, sợ mái sẽ bị tốc! – giọng cậu nhân viên đầy lo lắng.

– Gắng chờ đợt gió ngớt, anh sẽ lên nhà ngay. Em cố gắng xử lý tạm giúp anh.

Đúng lúc đó, trời bỗng lặng gió. Đêm khuya nhưng không gian như sáng trong kỳ lạ. Phước cùng Thám khoác áo mưa rời phòng trực, len lỏi qua từng đống cây đổ la liệt để trở về tòa nhà.

– Chắc mình đang ở giữa mắt bão anh ạ… – Thám nói.

– Vậy phải tranh thủ về nhanh, kẻo gió đảo chiều!

Về tới nhà, Phước vội vàng lên tầng mái.

Toàn bộ cửa kính hướng Đông Bắc đã bị gió hất bật khỏi ray, đổ sập xuống nền, nước mưa hắt vào sàn lênh láng. May sao, ngay sau khi cửa đổ, gió lại tạm lặng, nên mái vẫn chưa bị tốc. Anh và Thám cặm cụi lắp lại ray cửa, bắt vít từng điểm, gia cố lại cẩn thận. Ngoài trời, gió đã bắt đầu đảo chiều. Từng đợt cuốn ào ào, lần này từ phía Đông Nam, nước mưa tiếp tục tràn qua khe cửa.

Điện thoại Phước lại reo.

– Toàn bộ hàng xà cừ trên đại lộ đã bị quật đổ anh ạ. Nếu không khắc phục sớm thì sáng mai, giao thông toàn khu sẽ bị tê liệt, nội bất xuất, ngoại bất nhập. – Lân, trưởng ban cây xanh báo gấp.

– Em chủ động thuê toàn bộ xe cẩu trong vùng. Số lượng có thể lên tới vài chục chiếc, kẻo sáng mai không còn mà thuê đâu!

– Nhưng các đơn vị yêu cầu tạm ứng trước mới chịu điều động…

– Được rồi, em cứ tăng giá thuê lên 10%, tạm ứng bao nhiêu em cứ ứng trước. Anh chịu trách nhiệm khoản đó!

– Vâng. Em triển khai ngay!

Lúc đó đã gần 23 giờ 30. Gió tuy có giảm, nhưng mưa vẫn trút ào ạt. Nước trong hồ và kênh vành đai dềnh lên, tràn ra các con phố. Sông Hồng đang ngấp nghé mức báo động cấp 2, buộc phải đóng cửa cống Xuân Lan. Phía cửa Báo Tháp được mở để xả về sông Bắc Hải nhưng nước dưới hạ lưu đang cao nên tốc độ tiêu thoát rất chậm.

Tổ máy cưa và máy cẩu được lệnh làm việc xuyên đêm. Nhưng máy cưa hỏng liên tục, 10 chiếc cưa máy dự phòng mua thêm trong chiều nay cũng không đủ xoay xở với số lượng cây đổ quá lớn.

– Anh cho ý kiến, mình tạm thời kéo cây dạt hết vào vệ đường, để sáng mai xử lý tiếp. Anh em làm suốt từ trưa tới giờ, hơn 12 tiếng rồi, em sợ không trụ nổi. –  Tổ trưởng tổ máy Đình Khoa khẩn thiết.

– Được rồi, trước mắt chưa cần cưa cành, cứ kéo gọn vào lề đường. Cho tổ cưa về lán trực nghỉ vài tiếng, 5 giờ sáng tiếp tục. Em chuẩn bị đồ ăn sáng đầy đủ cho mọi người nhé.

Tới 5 giờ sáng, các khu vực đã gửi về báo cáo chi tiết số lượng, chủng loại, quy cách cây bị gãy đổ. Con số khiến ai cũng giật mình xót xa, gần 3 vạn cây gãy đổ. Một khối lượng công việc khổng lồ, tương đương với số lượng cây đủ cho một khu đô thị rộng 300 ha và phải trồng trong vài năm. Khó khăn lắm Phước mới vượt qua hàng loạt cây bật gốc, tới gốc bồ đề cạnh bể bơi Rừng Cọ, đường kính cây gần 2m đã bị bão quật gãy đôi, cây sộp đỏ cổ thụ nơi bãi xe cũng bị bật gốc, chắn ngang đường. Bần thần nhìn khắp nơi ngổn ngang cây đổ mà lòng anh cũng ngổn ngang khó tả.

Tại văn phòng Ban điều hành khu đô thị, ông Dũng chủ tịch Công ty đã có mặt từ 5 giờ sáng. Cả đêm không ngủ, chờ trời tảng sáng đợi Phước tới để cùng ông đi kiểm tra, đánh giá thiệt hại.

– Hậu quả cơn bão này lớn quá, hai mươi năm mồ hôi công sức của biết bao con người. – ông Dũng không giấu được nỗi ưu tư trên khuôn mặt.

– Ngay lập tức phải có báo cáo nhanh chủng loại, số lượng cây đổ mới lên được kế hoạch khắc phục tổng thể. Ưu tiên các tuyến đường huyết mạch, trường học, bệnh viện. – Ông Dũng nói tiếp, mắt không rời tấm sơ đồ phân bố cây xanh treo trên tường.

6 giờ 30 phút sáng, ông Dũng yêu cầu triệu tập cuộc họp đầu tiên sau bão. Gọi là họp, nhưng thực chất chỉ là những anh em thân tín ngồi quanh bàn cà phê, vừa tranh thủ ăn sáng vừa trao đổi công việc. Quán café Hilltop cũng thành sở chỉ huy dã chiến. Từng trải qua hàng chục chiến dịch cam go trong suốt quá trình phát triển dự án, từ lúc bị khiếu kiện, phản đối dự án, đến các cuộc thanh tra kéo dài, ông vẫn luôn giữ được sự điềm tĩnh nhưng quyết đoán. Phong thái ấy luôn là điểm tựa vững vàng cho cả đội ngũ phía sau và buổi sáng nay cũng không khác.

– Phước trình bày khái quát về tình hình thiệt hại đi – Ông Dũng nói.

– Báo cáo anh, tổng số cây gãy đổ thống kê đến thời điểm này là hơn 3 vạn cây. Em đang cho ưu tiên triển khai, trước tiên giải phóng đường giao thông, dự kiến mất 2 ngày mới gom hết cây vào vệ đường. Sau đó mới tiến hành cắt tỉa, dựng lại hoặc trồng thay thế.

– Thế với khối lượng này, em đã tính cần bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thiết bị chưa? – Ông Dũng hỏi tiếp.

– Đêm qua em đã cho thuê 10 xe cẩu, nhưng sáng nay đang giải phóng cho xe lưu thông.

– 10 xe cẩu chẳng thấm vào đâu. Em phải tính phương án cho cả trăm xe.

Nhưng không thể làm ồ ạt vì còn phải cắt cành, làm đất, xử lý rễ cây xong mới dùng đến cẩu…

Phước suy nghĩ giây lát, rồi đề xuất:

– Với quy mô như thế này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tài chính, vật tư, hậu cần trong tình huống khẩn cấp. Em đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục thiên tai, chủ tịch sẽ trực tiếp làm Trưởng ban thì mọi việc mới trôi được.

– Bây giờ mà đề xuất, tờ trình thì bao giờ công việc mới chạy được. Không cần rườm rà, em soạn ngay cái email gửi Ban lãnh đạo. Lập Ban chỉ đạo tiền phương, thành phần đầy đủ các bộ phận cơ yếu như em nói. Từ hôm nay, chúng ta giao ban lúc 6h30 sáng tại đây, 18h30 họp rút kinh nghiệm mỗi ngày. Duy trì liên tục đến khi kết thúc chiến dịch.

Buổi sáng đầu tiên sau bão, dù mọi người làm việc khẩn trương, nhưng khối lượng khổng lồ khiến công việc mới chỉ hoàn thành được một phần rất nhỏ. Cây cối vẫn ngổn ngang khắp đô thị. Chiều tối buổi đầu tiên họp rút kinh nghiệm, sau khi nghe từng đầu mối lần lượt báo cáo, ông Dũng yêu cầu:

– Phải chạy đua với cả thời gian và thời tiết. Ngày mai, từng mũi phải có đội trưởng chịu trách nhiệm, kiểm tra tiến độ tại chỗ. Ai không theo được, yêu cầu thay người. Tinh thần chiến dịch này không phải là dọn hậu quả, mà là khắc phục, tái thiết nên chúng ta hết sức căn cơ, khoa học.

Phước hít một hơi sâu vào lồng ngực. Hai mươi năm gắn bó với nơi này, chưa bao giờ anh thấy sếp mình nao núng và lúc nào cũng biết cách thúc đẩy tinh thần anh em cũng rất khí thế, đồng lòng như vậy.

– Như hôm nay, trời vẫn còn mưa lắc rắc, cây chưa bị nắng gắt nên còn đỡ thiệt hại. Nhưng chỉ vài ngày nữa, sau bão thường là nắng gắt. Trong khi đó tình trạng ngập úng vẫn rất nặng, nếu không khẩn trương xử lý, hàng vạn cây đang ngập úng và nằm la liệt kia sẽ bị chết trước khi kịp dựng lại. Cành lá thì chưa được cắt, nước ngập không thoát kịp, nắng lên vài ba ngày nữa là hỏng hết. Vì vậy, tất cả phải hành động với tinh thần “Cứu cây như cứu người”. Mục tiêu là tối đa trong 15 ngày phải dựng xong toàn bộ cây. Ai có sáng kiến gì nữa không? – Ông Dũng đưa mắt nhìn mọi người.

– Thưa Chủ tịch, nếu đặt mục tiêu dựng lại 3 vạn cây trong 15 ngày, tạm tính theo định mức, chúng ta sẽ cần tới hàng ngàn công nhân, hàng trăm xe cẩu, máy xúc, cưa máy mới có thể đáp ứng. – Phước báo cáo.

– Đúng rồi ạ. Nhưng phải tính toán khoa học để tránh lãng phí. Xe cẩu đưa đến tập kết rồi mà chờ cả ngày không có việc làm, bảo họ về thì sợ bị nơi khác thuê – Lân tiếp lời.

Trải tấm bản đồ khổ A1 ra giữa bàn, Lân nói tiếp:

– Em đã tạm thời phân chia thành 10 vùng, mỗi vùng là một tổ công tác, có người phụ trách rõ ràng. Đây là sơ đồ phân công, mời các anh xem qua.

– Còn ai phụ trách nhân sự, báo cáo cho tôi tình hình nhân công?

– Dạ thưa, do bão lớn nên bà con ở các địa phương xung quanh cũng bị ảnh hưởng, phải tập trung khắc phục hậu quả ở nhà. Hiện tại rất khó thuê đủ nhân công – Tấn phó ban cây xanh lên tiếng.

Nam là một phó ban cây xanh rất cần mẫn, nhẫn nhịn tốt. Là kỹ sư cây xanh từ thời đầu của khu đô thị này. Mọi người vẫn thường gọi đùa Nam là “thùng nước gạo” của ban cây xanh. Vì trăm dâu đổ đầu tằm, cây chết, cây sâu bệnh, cây thiếu dinh dưỡng cũng đều bị quy trách nhiệm.

– Em vừa ra ngoài gọi điện thoại, hiện đã huy động thêm lực lượng từ các tỉnh vùng cao. Sáng mai sẽ có 300 người xuống dự án. Đề nghị bộ phận Hành chính chuẩn bị nơi ăn ở, suất ăn đảm bảo chu đáo để anh em yên tâm làm việc. Khoa bố trí cho nhóm này 5 cái cẩu nhé – Nam nói hướng về phía Khoa.

– Ngày đầu, cưa máy hiện đang hoạt động quá tải, rất nhiều cưa bị hỏng xích, cháy máy. Đề nghị phòng vật tư mua thêm ngay. Riêng xe cẩu, máy xúc thì không quá khó khăn, đảm bảo có thể huy động đủ theo yêu cầu – Đình Khoa tổ trưởng tổ máy, đôi mắt thâm quầng vì đêm qua thiếu ngủ.

– Chúng ta đang dần định hình được phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Các bạn lưu ý: hãy ghi chép đầy đủ và cập nhật liên tục lên nhóm của Ban chỉ đạo – coi đó như mệnh lệnh hành động. Đây là chiến dịch đặc biệt nên phải có phương pháp đặc biệt.

– Tăng cường tối đa số lượng công nhân, thà thừa còn hơn thiếu. Trong 15 ngày chiến dịch này, tôi đề nghị trả công cho họ gấp đôi ngày thường – tức 500.000 đồng/người/ngày. Phải đảm bảo họ được đãi ngộ xứng đáng, có động lực thì công việc mới trôi – Ông đứng dậy, đi một vòng quanh bàn, không cần giấy bút nhưng từng ý đã nằm sẵn trong đầu, rành rọt:

– Một: Mua thêm ngay 100 cưa máy. Giao trực tiếp cho những công nhân biết vận hành, khỏe mạnh, và khoán cho họ. Ai hoàn thành tốt, xong chiến dịch, tặng luôn cưa máy, để họ có trách nhiệm giữ gìn. Nhân viên kỹ thuật cây xanh phải chỉ dẫn nhanh cách cắt cành: cắt ở đâu để cây sinh trưởng, mà vẫn đẹp. Trong hai ngày đầu, toàn lực tập trung cắt cành để cây không hao nước. Cành cây cắt ra không được dọn ngay mà giữ lại để phủ kín thân cây che nắng. Vật tư cho mua thêm bao tải để bọc thân cây.

– Hai: Mua bổ sung 1000 cưa tay để ai cũng phải làm việc, tránh lãn công.

– Ba: Mỗi máy xúc phải có hai người đi theo phục vụ việc đào hố.

– Bốn: Bố trí xe tải chở cát, xơ dừa, giá thể… đổ sẵn cạnh từng hố cây.

– Năm: Thành lập tổ chuyên trách làm rễ. Tổ này quan trọng bậc nhất. Phải cắt sâu vào chỗ có nhựa, nếu làm ẩu thì cây không sống được. Giao cho những người cẩn thận, trách nhiệm cao.

– Sáu: Bằng mọi giá phải khơi thông dòng chảy. Các công viên, vườn ươm, vườn giâm… không được để úng. Việc này quan trọng không kém cắt cành, làm rễ.

Ông nhấp ngụm cà phê đã nguội, rồi tiếp tục:

– Bảy là công tác hậu cần: Phòng Hành chính lo chu đáo chỗ ăn, ở. Đặc biệt là suất ăn ba bữa đầy đặn cho toàn bộ công nhân trong chiến dịch. Phòng Vật tư phải đảm bảo đủ thiết bị, vật tư, cột chống giao đến đúng nơi, đúng thời điểm theo yêu cầu. Phòng Tài chính: chủ động kinh phí khi tôi yêu cầu, không chậm trễ.

Ông quay sang Hùng – người trợ lý tổng hợp đang cầm cuốn sổ ghi chép:

– Tám là: toàn bộ cán bộ nhân viên công ty phải được huy động vào chiến dịch này. Làm việc với các nhà thầu xây dựng, huy động 1000 công nhân tham gia hỗ trợ trong 7 ngày. Lưu ý phải có cả xe tải to chở rác và người chỉ huy mới chỉ đạo được quân.

– Chín là: Phát động cộng đồng cư dân hưởng ứng dọn dẹp, cắt cây, làm sạch từng khu dân cư. Đây không chỉ là chiến dịch khắc phục hậu quả, mà là cơ hội nâng cao ý thức bảo về môi trường lại và sự gắn kết cộng đồng.

– Mười là: Cành cây tập kết ra bãi, sau cho máy nghiền ra phủ gốc cây, trả lại cho đất những gì đã đổ xuống.

Tiếng loa nhắc nhở người dân di tản lũ, dội vào từ phía đê Tả Hồng. Nước sông Hồng đã dâng cao vượt báo động số 2, đê bối xã Nhân Đức đã bị vỡ gây ngập toàn bộ cánh đồng và các thôn ngoài bãi. Hiện nay chính quyền địa phương đang yêu cầu người dân di tản, đảm bảo an toàn tính mạng là ưu tiên số một. Các nhân viên bể bơi biết lái thuyền máy và chèo thuyền kayak, thuyền cao su được lập thành một tổ ứng cứu đường thủy hỗ trợ người dân vùng bãi đang chạy lũ. Các câu lạc bộ, phòng sinh hoạt cộng đồng, hội trường… được trưng dụng làm nơi chỗ tránh trú, đủ chỗ cho người dân di tản.

Ông Dũng quay sang Phước:

– Tất cả các chỉ đạo trên, em phải phân công cụ thể, triển khai triệt để. Nên nhớ rằng, nếu làm không khoa học mà để cây chết, thì thiệt hại sau bão sẽ tăng gấp đôi. Anh và em sẽ liên tục kiểm tra, rà soát từng việc để có điều chỉnh kịp thời.

Giống như những chiến dịch quan trọng trước đây, ông Dũng vẫn luôn là tổng tư lệnh tuyến đầu và là linh hồn của cả bộ máy với sự kỹ lưỡng, sâu sát và một trí tuệ tổ chức sắc bén, linh hoạt. Dưới sự dẫn dắt của ông, hàng ngàn con người đang vận hành trơn tru, đồng bộ. Cả 500 ha khu đô thị biến thành một đại công trường, hoạt động hết công suất.

– Thêm một việc nữa, rất quan trọng. Các bạn truyền thông cần kiểm soát các bài viết của cư dân đăng bài so sánh công tác khắc phục với chính quyền các nơi. Chúng ta là doanh nghiệp tư nhân, thủ tục phê duyệt chi phí linh hoạt, hơn nữa quy mô khu đô thị nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến giao thông nên có thể triển khai nhanh là điều hiển nhiên. Không nên để sự so sánh gây hiểu lầm, ảnh hưởng tới niềm tin xã hội vào chính quyền – Ông Dũng như sực nhớ ra.

Tiếng máy cưa vang khắp nơi từ sáng sớm đến đêm khuya. Mỗi tuyến phố được dọn dẹp sạch sẽ, phong quang, mỗi hàng cây được dựng lại là một bước tái sinh của thành phố xanh.

Giữa chiến dịch đang vào giai đoạn cao điểm thì một công nhân 58 tuổi quê Đắk Lắk, trong lúc cắt cành không may trượt chân ngã từ độ cao chỉ hơn hai mét nhưng do khối lượng cưa máy tác động mạnh nên bị chấn thương cột sống.

– Em gọi ngay xe cấp cứu tốt nhất, đưa thẳng về bệnh viện trung ương. Phải cử người theo chăm sóc tận tình. Đừng để người nhà họ phải lo nghĩ gì thêm lúc này – Ông Dũng chỉ đạo.

Buổi chiều tối, ông cùng Lân tới phòng cấp cứu để gặp người nhà nạn nhân. Gặp chị vợ của người công nhân vừa lặn lội từ Tây Nguyên ra, khuôn mặt thất thần, lo lắng.

– Anh ấy tai nạn xảy ra trong lúc làm

việc, công ty sẽ có trách nhiệm. Bệnh viện này là nơi tốt nhất rồi, chi phí điều trị chúng tôi trang trải toàn bộ. Sau này, nếu cần tiếp tục vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, công ty sẽ hỗ trợ đến cùng. Gia đình cứ yên tâm nhé.

Ông Dũng ôn tồn động viên rồi rút điện thoại chỉ đạo Phước:

– Em cho xử lý chuyển một khoản hỗ trợ để gia đình họ yên tâm trang trải cuộc sống và chăm sóc phục hồi chức năng.

Đồng thời truyền đạt lại cho các nhóm: Tổ chức công việc khẩn trương nhưng phải tuyệt đối an toàn. Kiểm tra kỹ công nhân trèo cây cắt cành phải được trang bị dây bảo hiểm, không để trường hợp đáng tiếc nào xảy ra nữa.

Sau đúng hai tuần, chiến dịch khắc phục đã cơ bản hoàn tất những phần việc chính. Đông đảo cư dân bày tỏ sự khâm phục, ngạc nhiên trước cách tổ chức, tốc độ và quy mô của cuộc ra quân khắc phục cơn bão này. Các hình ảnh người dân dọn dẹp vệ sinh, tham gia cắt cành, chống cây ngập tràn mạng xã hội. Không ai bảo ai, người góp sức, người góp đồ ăn, họ bảo nhau chuẩn bị hoa quả, nước uống chuyển tận tay các nhóm công nhân đang làm ngoài công trường. Trên group nhóm zalo cư dân, liên tục những dòng tin đầy khí thế: “Tôi có thêm cưa tay và chổi to ai cần lấy nhé”, “Rừng Cọ đang thiếu người phủ cây, bà con xuống phụ một tay!”

Từ trong khó khăn này, một cộng đồng cư dân vốn dĩ thi thoảng những ì xèo, bức xúc, nay đã gắn kết như một gia đình lớn. Mỗi người đã thấy mình là một phần trách nhiệm của mảnh đất này, không chỉ là nơi ở, mà là nơi được cùng nhau xây dựng và gìn giữ. Một nhóm cư dân đề xuất được góp chút kinh phí để cảm ơn những công nhân đã âm thầm làm nên kỳ tích. Ban cây xanh cương quyết từ chối nhận tiền mặt, nhưng biến thành ý ấy thành một hành động mang tính biểu tượng: 20 cây “Hạnh phúc” được trồng ven vịnh trung tâm, như một dấu son đẹp đẽ trong hành trình giữ lại màu xanh cho vùng đất sau giông bão.

Nhìn những mầm cây non nhú xanh trên nền đất mới, Phước chợt thấy lòng bồi hồi. Sau tất cả, điều đọng lại trong anh không chỉ là thành quả của chiến dịch khắc phục sau bão, mà là niềm khâm phục sâu sắc đối với bản lĩnh và tầm nhìn của người lãnh đạo mà anh đã gắn bó suốt hai thập kỷ qua. Kể từ ngày đầu tiên anh gia nhập công ty và tham gia tổ bản đồ, kê khai diện tích đất thu hồi của từng người dân. Khi ấy, ông Dũng đã chọn Phước vào đội ngũ cốt cán, giao anh phụ trách giải phóng mặt bằng, rồi đến cây xanh, mảng mà ông yêu cầu đặc biệt cao. Ông Dũng không chỉ là cấp trên mà còn là người thầy truyền cảm hứng và uốn nắn anh trong từng chi tiết nhỏ. Từ ông, anh đã học được sự kỹ lưỡng đến mức tưởng như thái quá, nhưng cũng chính từ đó mà anh hình thành tư duy tổ chức sâu sắc và tình yêu với cây xanh, môi trường. Anh đã cùng ban cây xanh lập phần mềm quản lý dữ liệu cây xanh toàn đô thị, giúp công tác theo dõi sinh trưởng, sâu bệnh khoa học hơn. Đang miên man suy nghĩ, Phước nhận tin nhắn từ ông Dũng: “Đi ăn tối với anh”.

Tại quán ăn yên tĩnh, sau vài câu chuyện đời thường, ông Dũng quay trở lại ngay với công việc, như thường lệ.

– Chiến dịch vừa rồi anh đánh giá là tạm ổn. Nhưng vẫn phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Nhất là khâu làm rễ. Anh đã nhắc rất kỹ rồi, mà vẫn để sai sót vậy.

Phước im lặng.

– Sáng nay em báo cáo, 90% số cây đã phục hồi, nhưng anh cho rằng số liệu đó lạc quan quá. Anh đi thực địa, thấy nhiều cây dựng lên mà đến giờ vẫn chưa ra lá. Hoặc có thì chỉ lún phún, không có sức sống. Hôm qua anh cho người đào thử một cây, rễ đã thối sâu tới tận gốc. Em biết nguyên nhân không?

– Dạ… có thể là do ngập úng kéo dài ạ?

– Không. Vẫn do làm rễ ẩu, họ chỉ cắt phần rễ đã khô, không cắt sâu vào phần tươi như anh đã nhiều lần lưu ý. Thậm chí có cây dựng lên rồi, phủ cát mà chưa hề làm rễ. – Ông lắc đầu, giọng đanh lại.

Phước không thể biện minh, vì đáng ra phải có đội kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu từng cây trước khi lấp đất.

Ông Dũng nhìn ra ngoài cửa kính, nơi có cây sộp cổ thụ mới dựng. Giọng ông chùng xuống:

– Thực ra cả tuần đó anh chỉ ngủ vài ba tiếng một ngày. Tiền mình có thể làm ra, nhưng thời gian thì không. Cây xanh là thời gian, là ký ức, là bản sắc của chúng ta. Phải mất công sức mới đưa được một cây cổ thụ về, như chăm sóc người già và trẻ em. Thế mà tan hoang hết cả, sao mà không xót.

Phước ngẩng lên nhìn ông, người đàn ông đã ngoài sáu mươi, tóc đã bạc đi nhiều, nhưng ánh mắt vẫn kiên định, sắc sảo như những ngày đầu anh gặp.

– Dạ… chúng em hiểu. Trải qua nhiều chiến dịch cam go, nhưng lần này là gian nan nhất mà cũng rút được nhiều bài học nhất, anh ạ.

– Ngay tuần này, em cho anh em bới lại những cây chưa ra mầm, kể cả phải nhấc ra vườn ươm tập trung, làm lại rễ, chuyển cây khác về. Tính ca cẩu để thay thế các cây phát triển kém trong các khu dân cư để trả lại màu xanh cho nơi đó, làm mà như không làm.

– Mà em có hiểu câu “làm mà phải như không làm” không? – ông Dũng chợt hỏi lại.

– Dạ, nghĩa là không làm ồ ạt, cây được thay dần từng bước ạ.

– Đúng rồi, phải lưu ý lập kế hoạch chăm sóc, phân bón, sâu bệnh rồi trình lên cho chủ động. Cây ra lá mới, còn yếu nên sâu bệnh sẽ tấn công đó.

Họ đã sát cánh cùng nhau suốt một hành trình dài. Phong cách của ông vẫn sát sàn sạt như thế nhưng chưa bao giờ Phước cảm thấy bị áp lực, thậm chí anh còn cảm thấy mình may mắn được học hỏi rất nhiều sau mỗi lần làm việc với ông. Trăng tháng Tám đã lên cao trong vắt, những mầm xanh vẫn như đang rì rào như đang bật ra khỏi vỏ cây. Ông Dũng vỗ vai Phước:

– Công việc của chúng ta không chỉ là trồng cây mà là kiến tạo, bảo vệ môi trường sống. Hơn nữa là “bảo tồn” cả một hệ thống cây xanh quý giá, mà có thể sẽ không nơi nào khác có được lần nữa. Có thể sau này chúng ta sẽ xây dựng thêm nhiều khu đô thị sinh thái đẹp hơn, quy mô hơn, nhưng hàng ngàn cây cổ thụ quý, thứ mà thời gian, công sức, và cả may mắn mới tạo nên, có lẽ chỉ có ở đây. Đó cũng là sứ mệnh, trách nhiệm của anh, của em, của cán bộ nhân viên và toàn thể cư dân nơi đây với thiên nhiên và tương lai.

Phước nghe như ngấm từng lời. Anh đã quá quen với triết lý xanh bền vững mà ông Dũng tâm huyết theo đuổi, từng nghe ông nhắc hàng trăm lần về “cây xanh không chỉ là cảnh quan, mà là môi trường sống, là giá trị trường tồn”.

Nhưng có lẽ phải đến hôm nay, sau chiến dịch cam go nhất trong đời làm nghề, anh mới thực sự thấm câu nói của ông từ ngày đầu sau bão: “Cứu cây như cứu người.”

Cơn bão Yagi đi qua dù đã để lại hậu quả nặng nề nhưng hơn tất cả là những bài học quý giá về cách chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Người ta thường ví “Đường lối khối vàng” nhờ những quyết sách chuẩn, kịp thời, sâu sát và cực kỳ khoa học. Đặc biệt là tinh thần xông pha của cả đội ngũ đã cứu vãn không chỉ mấy vạn cây với trị giá hàng vài ngàn tỷ mà là giá trị của cả một thương hiệu lớn. Điều đó là nền tảng vững chắc để khu đô thị Hưng Giang mãi xanh.

Phước đi giữa hai hàng cây hạnh phúc, nơi những mầm tía đầu tiên đang vươn lên như ngọn đuốc dưới ánh trăng thu. Đúng lúc đài VOV vừa phát một dòng tin ngắn: “Khu đô thị Hưng Giang ủng hộ 20 tỷ đồng quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão”. Bất giác những câu thơ cứ tự nhiên ngân lên trong lòng anh:

“Đêm bình yên thầm gọi miền xanh ơi
Nghe dịu mát gió đáp về xào xạc
Ở đây trăng bốn bề vằng vặc
Thành phố này sẽ trả lại xanh xưa”

Ông Dũng cùng các cộng sự đã đi qua bao nắng lửa, bão giông, tự tay vun xới từng gốc cây, nâng niu từng mầm xanh, kiến tạo hệ sinh thái nơi đây. Với triết lý đô thị vị nhân sinh và những bài học kinh nghiệm quý giá được đúc rút từ gian khó, bằng ý chí và nghị lực tuyệt vời. Họ đã và đang tiếp tục phủ xanh lên những miền đất lành khác nữa.

Hưng Giang, tháng 7 năm 2025.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

TAGGED:bão YagiVũ Mai Phong
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article “Linh hồn ký ức”: Hành trình tâm linh từ góc nhìn của Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng
Leave a comment

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Truyện ngắn Izza Fartmis – Morocco

Sinh ra tại Casablanca và hiện sống tại thành phố ven biển…

8 Min Read
Cư dân Đồi Nghệ Sĩ thăm và giao lưu tại hồ Thác Bà: Chuyến đi truyền cảm hứng

Ngày 12 và 13 tháng 7 năm 2025, một đoàn văn nghệ…

11 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Truyện ngắn

NƯỚC RÚT

Trận bão Yagi đổ bộ vào Bắc Bộ cuối tháng Tám, đây là cơn bão mạnh nhất…

23 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

“Hồi ức Thế Hùng”, trang sách về đời người

Ngày 28/6/2025, tại NXB Hội Nhà văn đã tổ chức lễ ra mắt cuốn “Hồi ức Thế Hùng”…

6 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

KIẾN TRÚC SƯ VIỆT KIỀU NGUYỄN NGA: BÁN NHÀ Ở PARIS ĐỂ GIỮ HỒN CẦU LONG BIÊN, KHAI MỞ KHO BÁU CỔ VẬT VIỆT

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, tình yêu quê hương…

14 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Nhớ bến nước nơi thung sâu quê nhà

Tôi sinh ra và lớn lên tại khu vực rẻo cao cực Bắc của tổ quốc, nơi có ngút ngàn…

11 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?