• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Sign In
Logo Vanhocvietnam.net - Phong cách Wordmark Banner (Cập nhật)

vanhocvietnam

Nơi hội tụ tâm hồn Việt

.net
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: “Linh hồn ký ức”: Hành trình tâm linh từ góc nhìn của Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng
Share
  • Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Sign In
Logo Vanhocvietnam.net - Phong cách Wordmark Banner (Cập nhật)

vanhocvietnam

Nơi hội tụ tâm hồn Việt

.net
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: “Linh hồn ký ức”: Hành trình tâm linh từ góc nhìn của Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng
Share
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > “Linh hồn ký ức”: Hành trình tâm linh từ góc nhìn của Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng
Góc Nhìn Nhà Văn

“Linh hồn ký ức”: Hành trình tâm linh từ góc nhìn của Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng

Khánh Phương
Last updated: 16 Tháng 7, 2025 9:04 sáng
Khánh Phương
Share
Tác giả Phạm Công Thắng
SHARE

Sáng 14 tháng 7 năm 2025, tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (Số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), buổi lễ ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) và Kỷ lục gia Nhiếp ảnh Việt Nam Phạm Công Thắng đã diễn ra trang trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới văn chương, nghệ thuật và độc giả. Đây là tập truyện ngắn thứ tư của ông, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhiếp ảnh sang văn chương, mang đến một phong cách độc đáo, đầy màu sắc tâm linh và triết lý sâu sắc.

Từ ống kính đến trang viết

Phạm Công Thắng, người con của xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, đã có hơn 40 năm gắn bó với lĩnh vực báo chí và nhiếp ảnh. Từ một phóng viên ảnh thời sự, ông dần trở thành Thư ký tòa soạn của hai tờ báo lớn, gặt hái nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những năm gần đây, ông được biết đến rộng rãi với vai trò là người sáng lập Không gian Ký ức Nhiếp ảnh, một địa chỉ văn hóa độc đáo lưu giữ và tôn vinh di sản của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam qua những hiện vật vô giá. Tháng 6 năm 2025, ông vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Kỷ lục gia – Người sáng lập Không gian Ký ức Nhiếp ảnh độc đáo nhất Việt Nam. Hai triển lãm ảnh cá nhân “Quê hương” (1999) và “Khoảnh khắc” (2011) thể hiện tài năng và niềm đam mê của ông với nhiếp ảnh.

Nhưng không dừng lại ở nhiếp ảnh, từ năm 2020, Phạm Công Thắng đã bất ngờ dấn thân vào con đường văn chương. Theo lời NSNA Hoàng Kim Đáng, ý tưởng viết truyện của ông bắt nguồn từ những ký ức nhiếp ảnh và được khơi gợi bởi nhà sử học Dương Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, ông liên tiếp cho ra mắt ba tập truyện ngắn: “Ngã rẽ” (Nxb Văn học 2020), “Tình yêu thời hậu chiến” (Nxb Hội nhà văn 2022), và “Bão đời” (Nxb Văn học 2024) – tập truyện ghi nhận những câu chuyện thời chống tham nhũng. Nhiều tác phẩm của ông đã được đăng tải trên các báo lớn, nhận được sự quan tâm của độc giả và đồng nghiệp, thậm chí có truyện ngắn lọt vào Top 5 truyện ngắn làng quê Việt Nam hay nhất năm 2024.

“Linh hồn ký ức”: Khi máy ảnh kể chuyện

Sách “Linh hồn ký ức”

“Linh hồn ký ức” (Nxb Văn học 2025) là tập truyện ngắn thứ tư của Phạm Công Thắng, nhưng lại mang một sắc thái hoàn toàn khác biệt. Tập truyện này được viết bằng sự rung cảm chân thành và trải nghiệm sâu sắc của một người cầm bút bước ra từ làng báo và nhiếp ảnh, mang đậm màu sắc ma mị, tâm linh. NSNA Hoàng Kim Đáng nhận định, đây là tập truyện mà “chỉ anh làm được”, bởi nó xuất phát từ một ý tưởng độc đáo: thổi hồn vào hơn 1000 chiếc máy ảnh của những người đã khuất được lưu giữ trong Không gian Ký ức Nhiếp ảnh của ông. Những giấc mơ, những con người trong ảnh đã “nói chuyện” với Phạm Công Thắng, khiến ông viết nên những câu chuyện về ký ức.

Gồm 20 truyện ngắn, “Linh hồn ký ức” đưa độc giả vào một hành trình xuyên qua miền ký ức và tâm linh. Mỗi truyện ngắn như một lát cắt lặng lẽ của đời sống, nơi những linh hồn đã khuất vẫn âm thầm hiện diện, nói lên tiếng lòng của mình qua ngôn ngữ của kỷ vật, ánh sáng, giấc mơ hay những nỗi ám ảnh mơ hồ từ quá khứ. Từ một chiếc máy ảnh cũ kỹ, một di ảnh mờ nhạt, tác giả đã hé lộ những thân phận bị lãng quên, những câu chuyện tưởng chừng đã ngủ yên. Ẩn sâu trong mỗi câu chuyện là tình yêu với con người, với cái đẹp lặng thầm của cuộc sống, sự trân trọng ký ức và cả những suy tư, trăn trở gửi gắm, mong chạm tới một phần ký ức nào đó trong mỗi con người.

Những chia sẻ sâu sắc tại buổi ra mắt sách

Tại buổi ra mắt sách, tác giả Phạm Công Thắng xúc động chia sẻ rằng ông đến với văn chương như một lối rẽ tự nhiên từ nghề báo và nhiếp ảnh – nơi ông đã gửi gắm trọn đam mê. Ông bộc bạch: “Có những điều ống kính không thể ghi lại hết, có những tâm sự mặt báo không thể giãi bày trọn vẹn. Vì vậy, văn chương – với ông là cách kể tiếp phần ký ức còn thiếu.” Ông viết về những điều khó diễn đạt thành lời, viết cho những linh hồn từng hiện diện và cả những người đang sống với day dứt chưa yên. Thông qua tập truyện, ông gửi gắm những thông điệp mang tính nhân văn, những triết lý về nhân quả trong đời, và gửi lời tri ân dành cho bạn bè, người thân đã luôn đồng hành và ủng hộ ông trên hành trình cầm bút.

Tác giả Phạm Công Thắng (bên phải) tại buổi Lễ ra mắt sách

Nhà văn Bùi Việt Mỹ, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, đánh giá các truyện ngắn trong “Linh hồn ký ức” phảng phất chất liêu trai, với nhiều truyện tương đối điển hình. Ông khen ngợi cách lựa chọn độc đáo của tác giả khi dùng lối viết liêu trai để nói trực diện về các vấn đề xã hội, tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn. Với con mắt của một nhiếp ảnh gia, nhiều truyện ngắn vừa mang chất ma mị, vừa sắc nét như những khung hình của máy ảnh. Ông Bùi Việt Mỹ khẳng định đây là một tập truyện ngắn đặc biệt, đi theo một hướng rất khác lạ.

NSNA, nhà báo Hoàng Kim Đáng (Hội NSNAVN) cũng nhận định “Linh hồn ký ức” là tập truyện ngắn độc đáo, như cuộc trò chuyện giữa một nghệ sĩ nhiếp ảnh với các nhân vật trong ống kính, hiện về từ ký ức, từ những cuộc hẹn trong cõi mộng. Ông đặc biệt ấn tượng với hai truyện ngắn “Linh hồn ký ức” và “Người tình từ cõi âm” bởi sự lạ và hấp dẫn. Ông cũng bày tỏ sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ trước hành trình viết của Phạm Công Thắng, khi chỉ mới bắt đầu vào năm 2020 nhưng đã cho ra mắt 4 tập truyện ngắn chỉ sau 5 năm.

Nhà thơ – TS Phạm Đình Ân chia sẻ, việc tác giả mượn hồn người đã khuất để nói về trần thế là chủ đích của ông. Một số truyện ngắn về tình yêu trong mộng phảng phất chất Tự lực văn đoàn. Theo ông, chuyện ma mị chỉ là cái cớ để tác giả gửi gắm những thông điệp chân – thiện – mỹ, với ngôn ngữ về cái đẹp tràn ngập. Lời tự sự của nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn “Linh hồn ký ức” cũng chính là lời tự sự của tác giả: “Giờ đây, tôi không còn là người giữ máy ảnh cũ – mà là người canh giữ ký ức. Những linh hồn ẩn trong chiếc vỏ kim loại ấy không chỉ là chứng nhân thời gian, mà là mảnh ghép chân thực và thiêng liêng của lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới. Giữa thế giới hiện đại số hóa, nơi mọi thứ dễ dàng bị xóa, bị quên, thì ký ức – nhất là ký ức máu thịt của một thế hệ đã khuất – càng cần được trân trọng, bằng mọi giá.”

Nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự, nguyên Bí thư thứ nhất ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch thuật Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ cảm xúc sau khi đọc xong tập truyện. Cả ba thế hệ trong gia đình ông đều đọc và có những cảm nhận rất riêng. Cá nhân ông, ban đầu bị cuốn hút bởi chất ma mị, tâm linh, nhưng sau đó ngay lập tức bị chinh phục bởi tác giả đã viết “đúng và trúng”, phản ánh chân thực hiện thực xã hội. Với bút pháp ma mị nhưng văn phong giản dị, 20 truyện ngắn đậm tính nhân văn này đã đi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống con người, đồng thời là một hành trình tâm linh khám phá những ký ức dân tộc qua mỗi lát cắt thời gian và từng thân phận nhỏ bé.

Nhà báo, NSNA Nguyễn Ngọc Phan (Thời báo Văn học – Nghệ thuật) nhận định, với lý thuyết tạo sinh cộng thêm thủ pháp nghệ thuật hội họa, Phạm Công Thắng đã viết nên một tập truyện ngắn hết sức có ý nghĩa bởi tính nhân văn và triết lý gửi gắm trong đó. Ông bị cuốn hút bởi những đoạn kỳ bí, những chi tiết đan xen giữa thực và mơ, mở ra không gian của ký ức với các nhân vật trong những chiếc máy ảnh cũ kỹ phủ bụi thời gian. Ông ấn tượng nhất với hai truyện ngắn “Ảo mộng Tam Đảo” và “Linh hồn ký ức”, trong đó nhân vật chính đều xưng “tôi” – như tác giả muốn bộc bạch với bạn bè, với độc giả. Lời tự sự của nhân vật chính trong truyện ngắn “Linh hồn ký ức”: “Tôi sẽ giữ. Sẽ kể. Và không để ký ức lụi tàn!” – cũng chính là tâm niệm của tác giả. Điều tâm niệm mang tính bản thể, thể hiện trách nhiệm của người cầm bút này đã làm ấm lòng người đọc.

Khán giả trong buổi lễ

“Linh hồn ký ức” là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nơi nhiếp ảnh và văn chương hòa quyện, tạo nên những câu chuyện lay động lòng người. Với sự ra đời của tập truyện này, Phạm Công Thắng một lần nữa khẳng định tài năng và sự đa năng của mình, mở ra một không gian văn học mới mẻ, đầy hấp dẫn.

Kiều Mai

TAGGED:Kỷ lục giaLễ ra mắt sáchLinh hồn ký ứcNhiếp ảnhPhạm Công Thắng
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article CLB “Đọc sách cùng con” khởi động mùa hè 2025 với loạt hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho trẻ em
Next Article MIỀN XANH
Leave a comment

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG

Tôi đón nhận bản thảo tập thơ Khúc dư hương mùa hạ…

19 Min Read
Truyện ngắn Izza Fartmis – Morocco

Sinh ra tại Casablanca và hiện sống tại thành phố ven biển…

8 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà Văn

KHÔNG ĐƯỢC BỊA RA “ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ”

TRẦN NHUẬN MINH Bài viết này trở lại vấn đề không mới, nhưng luôn có tính thời sự. Bà Nguyễn…

25 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là loại hình nghệ thuật phi vật chất…

16 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội

“Cái chết của vua câm” (NXB Văn học) - tập truyện mới của Nguyễn Văn Học…

19 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

“Hồi ức Thế Hùng”: Cuốn sách khắc họa 56 chân dung tài hoa của đất Việt

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2025 – Vào lúc 9 giờ sáng tại trụ sở NXB Hội Nhà…

7 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?