• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    VỤ ÁN MA BÁO OÁN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Lê Văn Lạo
    24 Tháng mười một, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Đỉnh Kinh – Dấu ấn của một nhà văn Công an
Share
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học ViệtVăn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Đỉnh Kinh – Dấu ấn của một nhà văn Công an
Góc Nhìn Nhà Văn

Đỉnh Kinh – Dấu ấn của một nhà văn Công an

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 27 Tháng 12, 2024 11:40 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Trần Ngọc Mỹ

Trung tá, Nhà văn Bùi Tuấn Minh, hiện công tác tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Bộ Công an. Anh là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện anh là Uỷ viên Ban Chấp hành chi hội Nhà văn Công an nhiệm kỳ 2025-2030.

Nhà văn Bùi Tuấn Minh

Tập truyện ngắn “Đỉnh Kinh” là ấn phẩm mới nhất của Nhà văn Bùi Tuấn Minh, ngay khi phát hành đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung. Lật đi lật lại 254 trang sách của “Đỉnh Kinh”, đọc kĩ từng tác phẩm, tôi thấy phần lớn nội dung tập truyện xoay quanh hình tượng người lính và chiến sĩ công an, cho thấy nhà văn thực sự nặng tình với màu áo đã gắn bó với cuộc đời mình. 

Con nhà lính, lại được tôi luyện trong môi trường quân đội, xuất thân từ người lính đặc công, tôi tin, Bùi Tuấn Minh thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, tâm tư của người lính cụ Hồ thời bình cũng như thời chiến. Trong các tác phẩm của mình, anh khai thác hình tượng người lính thời chiến nhiều hơn, có lẽ bởi nhà văn bị day dứt với những mảnh xước của chiến tranh để lại trong cuộc sống đời thường của người lính trở về từ chiến trường, mà không gian, bối cảnh cụ thể thường được nhắc đến chính là quê hương của nhà văn. Đọc truyện, người ta hình dung đến một ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy, sau lưng là dãy núi Trung Lương (mà quê anh người dân gọi là núi Trầy) với “Bên kia sông”, “Những cơn mưa đồng bằng”… Trong không gian làng quê tưởng bình dị, êm đềm, mà phơi đầy xác mưa, chất chứa niềm nỗi của phận người éo le khi bộ đội Chiến lấy một người phụ nữ góa chồng là vợ liệt sĩ, đời này nối tiếp đời kia với những giằng rối hay câu chuyện của bộ đội Bình có người anh trai biệt tăm tích ngoài mặt trận, để lại trong nhà hai người đàn bà góa. Những nỗi đau ám dài, sự chia lìa, mất mát tạo nên bi kịch cho các nhân vật của nhà văn Bùi Tuấn Minh suy cho cùng chính là hậu quả của bom đạn, của chiến tranh. Tuy câu chữ xé lòng người đọc vì đau, vì cảnh đời, phận người trớ trêu thì bầu trời luôn lóe lên nắng ấm bởi tình người, tình đồng đội. “Mưa Ắng Bằng” hay “Trở lại Nongchan” thấm đẫm nỗi day dứt, ám ảnh khôn nguôi của người lính, dù trận chiến đã khép lại, tâm thức họ còn đau đáu, chưa yên vì nhiều dang dở, vì nhiều chuyện không dễ dàng có thể lãng quên. Có thể thấy, những người lính cứng cỏi xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Bùi Tuấn Minh đều mang nặng nghĩa tình đồng đội. Và tuy cứng rắn với đạn bom chiến trường, mà giữa đời thường, đôi khi khó vượt qua cám dỗ. Bùi Tuấn Minh cũng không ngại ngần lật lên đám mây đó khi viết “Mây trôi rừng chiều”, bởi anh hiểu, suy cho cùng ai cũng là con người bình thường, có lúc yếu mềm, có lúc mắc sai lầm. 

Bên cạnh hình tượng người lính thời chiến, có thể dễ dàng nhận ra những người phụ nữ – hậu phương vững chắc của họ, được nhà văn Bùi Tuấn Minh xây dựng khá tinh tế, luôn là người phụ nữ với những nín nhịn, an phận, giản dị, dịu dàng, chan chứa bao dung, tình yêu… như bà Lịu trong “Đỉnh Kinh”: “Thi thoảng cô bắt gặp ánh mắt của cậu, chúng bừng sáng lên rồi trĩu xuống, cô nghĩ những người có học, họ thường che đậy rất khéo cảm xúc, mù chữ như cô làm sao hiểu được. Cô chấp nhận không gian lặng im đáng sợ ấy trong sự hồi hộp, lo lắng, cho đến khi dần thiếp đi” hay Liên trong “Những cơn mưa đồng bằng”: “Ngày nhận giấy báo tử của anh Hòa, chị suy sụp, khóc đến sưng mắt, ốm vật ốm vã. Bến sông nơi chị vẫn ngồi quạnh hiu, những con sóng xoa bờ rón rén sợ đau lòng người”. Đây cũng là cách lựa chọn phù hợp của nhà văn, bởi lẽ, hầu hết những người mẹ, người vợ, người chị trong thời chiến đều mang cốt cách, tâm hồn dung dị, hướng lòng trọn vẹn về gia đình, người thân, và đặc biệt, biết hi sinh tình riêng vì lý tưởng chung của đất nước.

Phần nội dung tiếp theo của tập truyện, nhà văn Bùi Tuấn Minh đi sâu tình tiết các vụ án cũng như cuộc sống thường nhật của các chiến sĩ công an. Tôi vẫn nghĩ, ngoài lí do thôi thúc viết vì tình yêu dành cho màu áo gắn bó với cuộc đời mình, thì nhà văn chủ động khai thác đề tài này vì đây chính là thế mạnh của anh. Bởi nếu không am hiểu sâu sát, dễ gì mà miêu tả chi tiết, kĩ càng, chính xác loại súng, kĩ thuật bắn súng hay chiến thuật vây bắt tội phạm, đưa ra tình huống rối rắm rồi xử lý tình huống một cách trơn tru, dễ gì mà hiểu tâm lý của cô công an tên Xưa, Ngọc Vạn hay Lam Hà. Tường tận tình huống và tâm lý nhân vật, cách dẫn dắt của Bùi Tuấn Minh khiến người đọc nhiều lúc thật “khoái” khi được chạm đến tận cùng của sự gay cấn, nguy hiểm, giằng co, đôi lúc lại hồi hộp theo trạng thái mông lung, chênh vênh của các nhân vật khi đắn đo lựa chọn giữa bờ vực mong manh của sáng – tối. Nhân vật của nhà văn có được sự can trường thường phải được rèn giũa, trải qua cả quá trình rèn luyện gian khổ, vấp váp. Đề tài hình tượng lực lượng vũ trang, tưởng dễ mà thật khó, khó để làm sao vượt qua biên độ hiện thực khô khan, có thể tạo nên các tác phẩm văn học sống động, lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc và có giá trị văn chương. Cái ấn tượng Bùi Tuấn Minh mang lại, chính là sự tỉnh táo trong quá trình gõ chữ, anh đã không để tác phẩm lạc lối trong sự nhàm chán.

Khi đọc truyện ngắn Bùi Tuấn Minh, không thể phủ nhận sự từng trải, già dặn của nhà văn với cuộc sống, chắp cánh cho những sáng tạo, khiến truyện ngắn xuất hiện nhiều tình tiết bất ngờ, đáng nghiền ngẫm, cứa sâu vào lòng độc giả. Nhưng với “Hoa đá” hay “Bình minh Đắk D’rao”, tôi thấy nhà văn dù đã khoác lên mình chiếc áo giáp sắc lạnh, cũng không giấu được một tâm hồn thơ lãng đãng nơi sâu thẳm. Giữa lằn danh sinh – tử, gai nhọn, hiểm nguy hiện hữu, cận kề thì những cuộc tình đẹp, đẹp từ lý tưởng sống đến tình yêu riêng tư của nhân vật vẫn nở sáng. Như Bùi Tuấn Minh đã chia sẻ, anh viết thơ cho mình và viết văn cho người. Chắc hẳn, nhà văn đã chủ động viết, xuất bản một tập truyện ngắn chứa đựng dung lượng chủ yếu về lực lượng vũ trang để đông đảo độc giả văn chương hiểu hơn về người lính, người công an nhân dân, ngoài đặc thù ngành nghề luôn có bóng đêm rình rập, phải hy sinh cái riêng cho cái chung, thì mỗi số phận nhân vật lại phơi lên một góc khuất, một cảnh đời, họ cũng là người bình thường, trái tim biết thổn thức những nhịp cảm xúc rung động và ngực cũng trĩu nặng nỗi lo toan của đời sống thường nhật.

Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với chuỗi giải thưởng văn chương đã có cho mình, nhà văn Bùi Tuấn Minh đã khẳng định khả năng, vị trí của mình khi dấn thân với truyện ngắn, tôi thấy anh vẫn bền bỉ viết. Tuy vậy, anh tự nhận mình có được những điều đó nhờ may mắn và quá trình văn chương phía trước còn rất dài, anh cần phải đọc, học hỏi, tôi luyện mỗi ngày. “Đỉnh kinh” mới là bước khởi động trên con đường không dễ gì níu giữ nhiều người viết, ngoài sự chăm chỉ, nhiệt huyết, văn chương lại rất cần thực tài. Được biết, sắp tới, anh còn ra một cuốn tiểu thuyết, nội dung bao trùm cũng về đề tài lực lượng vũ trang. Có lẽ, cuộc lao lực ấy cho anh được thỏa nỗi niềm đau đáu, nặng tình màu áo lực lượng. 

Chắc chắn rằng, “Đỉnh kinh” hay cuốn tiểu thuyết sắp xuất bản sẽ mang lại nhiều bất ngờ, giá trị cho bạn đọc, thành công cho nhà văn, khắc họa rõ nét một gương mặt nhà văn mới của lực lượng vũ trang.

More Read

KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG
VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội
“Hồi ức Thế Hùng”: Cuốn sách khắc họa 56 chân dung tài hoa của đất Việt
TẢN ĐÀ SPA RESORT – NƠI THƠ VÀ THIÊN NHIÊN CÙNG HÒA CA

 

TAGGED:Bùi Tuấn MinhĐỉnh KinhTrần Ngọc Mỹ
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article KHẮC HƯNG – HIỆN TƯỢNG ĐỘT PHÁ TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC
Next Article Thơ Đỗ Thị Mỹ Dung

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read
Thơ Tạ Thị Thảo

Tạ Thị Thảo sinh năm 1982 tại Hải Dương, hiện chị đang…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănThơ

Vịn thơ để sống và truyền cảm hứng

Chỉ trong quý I năm 2025, Phạm Thị Hồng Thu đã cho ra mắt hai tập thơ…

8 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Lần đầu tiên tôi gặp Thầy Chân Không Không là trong một sự kiện…

7 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN

Tôi có dịp gặp lại Giáo sư Lê Văn Lan trong một sự kiện đặc biệt tháng năm 2025…

7 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh giữa tinh thần cách mạng vô sản…

11 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?