• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    VỤ ÁN MA BÁO OÁN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Lê Văn Lạo
    24 Tháng mười một, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội
Share
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học ViệtVăn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội
Góc Nhìn Nhà VănVăn

Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 18 Tháng 6, 2025 8:46 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Phụng Thiên

“Cái chết của vua câm” (NXB Văn học) – tập truyện mới của Nguyễn Văn Học vừa mới được xuất bản đầu năm 2025 gồm 15 truyện ngắn. Tuy vẫn là những đề tài quen thuộc: con người với những mối quan hệ trong xã hội, với những giá trị đạo đức, những văn hóa truyền thống, cái được mất ở thời đại mới. Nhưng trong tập truyện ngắn này, nhà văn đã đi sâu và lật giở từng trang nhân vật ở nhiều khía cạnh để dẫn người đọc tham gia vào một vở kịch đời lớn. Qua đó, người đọc nhận ra vở kịch đời ấy không chỉ trên trang giấy, mà còn ở đâu đó xung quanh mỗi chúng ta, ở những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày.

1.

Cuộc đời con người ai cũng trải qua đủ hỉ nộ ái ố, không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là điều tất yếu của quy luật cuộc sống. Mỗi con người lại có mối tương quan xã hội khác nhau do môi trường sống, do tính cách, sự giáo dục, cách tiếp thu và giá trị đạo đức. Khi tất cả cùng bước ra xã hội, đó sẽ là muôn vàn lớp lớp khuôn mặt khác nhau cùng trôi theo quỹ đạo thời gian. Trong tập truyện ngắn “Cái chết của vua câm”, tác giả đưa bạn đọc đến với rất nhiều cảnh huống để suy ngẫm. Cùng một xóm làng nhưng có người gần gũi thân thiện, yêu cây cối chim chóc và coi chúng như bạn, như gia đình nhà Diệp Vân, nhưng lại có những người chỉ biết bắt nạt kẻ yếu thế, chỉ nghĩ đến tiền, bất chấp tính mạng người khác như bọn cò tặc, lũ trẻ mới lớn. Cùng là những người thầy làm nghề giáo, có người hết lòng vì nghề, luôn giữ mình, sống đúng lương tâm như thầy Hòa, thầy Huy. Nhưng vẫn có những người vì lợi ích của mình mà sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác như thầy Đồi. Thậm chí là cùng một gia đình, là anh em máu mủ ruột già mà còn người tốt người xấu: 100 người con thì chỉ có mỗi cô gái út Trăm là tốt tính, hiền lành. Hay cha mẹ thì hiền lành mà con cái thì ngang bướng, ngỗ nghịch, khó dạy bảo như cha con ông Công, cha con ông Chiến cùng rất nhiều gia đình khác. Cùng là con người sao lại có sự khác nhau nhiều như thế? Do số phận hay do người ta chẳng làm chủ được mình?

Câu hỏi đặt ra là “miếng ăn với ai quan trọng hơn?” khi ai ai cũng đi làm chỉ để phục vụ nhu cầu bản thân mình không ai giống ai. Có những người chỉ bán hàng nước kiếm từng đồng lẻ qua ngày như ông Khởi, có người đầu tắt mặt tối với ruộng vườn như vợ chồng Đạm. Họ vất vả thật sự vì phải chắt chiu từng đồng nhưng họ vẫn sống. Còn có những người công việc tốt, lương bổng đủ đầy nhưng sao vẫn lao vào kiếm những đồng tiền như mấy ông sếp của Phong trong truyện “Xe bảy chỗ ngồi”, những người cùng cơ quan ông Động trong “Chổi khóc”, hay Dũng “rồ”, lão Thật, thằng Phước trong “Giọng chim”, hay tên buôn đồ cổ lật lọng trong “Máu chiêng”. Nhưng nhiêu tiền rồi có được an yên không lại là một điều khác.

Thực ra, không ai bảo nghèo là sướng, hay chịu mãi cảnh nghèo. Như vợ chồng Đạm đầu tắt mặt tối với bùn đất, chỉ mong mỗi ngày tốt hơn để lo cho con cái bằng bạn bằng bè. Ngược lại người giàu mà không biết cân bằng cuộc sống cũng chẳng được bình an. Vợ chồng Sáng giàu thật nhưng lại thiếu mất sợi dây nối kết tình cảm gia đình dẫn đến con cái lâm vào bệnh tật. Đến khi nhận ra đồng tiền không phải là tất cả, con cái và gia đình mới là quan trọng nhất thì gia đình Sáng mới được cứu giúp.

Con người phải có khát vọng vươn lên. Và thực tế cuộc sống là vô vàn tấm gương về sự nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để đến thành công. Diệp Vân trong truyện “Bay lên từ nước” là cô bé có trái tim trong sáng, thánh thiện. Cô yêu thương con người, cây cỏ và muôn thú, cô coi mọi thứ xung quanh mình đều đáng được trân trọng. Nhưng cô là người yếu đuối, và từ bờ vai mọc ra đôi cánh. Bỏ qua mọi sợ hãi, ngăn cản, cô đã không ngừng cố gắng để thực hiện ước mơ của mình. Tuy cô không giữ được vườn cò của bà ngoại, nhưng cô đã bay lên bầu trời dù phía trước còn muôn vàn hiểm nguy.

2.

Tiền và quyền lực chính là đôi cánh. Đó là cách đưa con người ta lên cao nhanh nhất và xa nhất. Đó là lời của nhân vật “Ta” trong “Bay lên từ nước”. Khi có tiền, có quyền, mọi thứ xung quanh đều trở thành nô lệ phục tùng mình. Và người khi đã ở trên cao thì không quen với việc hạ mình xuống mặt đất. Một thực tế là: “Nhưng tim ta, kể từ khi trở nên giàu có đã vô cảm với thời cuộc”. Con người ta khi còn thấp bé, luôn ước mơ một ngày mình to lớn mình sẽ làm những điều vĩ đại, mình sẽ không giống họ. Nhưng khi đã quen với quyền uy, sung sướng nguời ta cũng quên luôn những lời hứa cao cả mà họ từng quyết tâm sẽ thực hiện. Với truyện ngắn này, tác giả rất chắc tay khi diễn tả nội tâm nhân vật của người có quyền: “Ta phải nghĩ lại về chuyện đáp xuống. Cô gái bé bỏng kia đã bay được khi bị dồn tới đường cùng”; “Ta đã sai khi ước muốn đứng ở độ cao này, càng sai khi nghĩ rằng cô bé mãi chỉ ở mặt đất”. Hình ảnh cô gái bé nhỏ Diệp Vân sau bao dồn ép, áp bức đã vùng vẫy đôi cánh bay lên, và có thể sà xuống để chống lại bọn cò tặc như một sự nhắc nhở cho cho ai còn đang ham hố.

Đời là một vở kịch và ai của là một nhân vật trong vở kịch đời ấy, có điều ta chọn đóng vai nào mà thôi. Trong truyện “Cái chết của vua câm”, ông Nghệ chọn vai nói ra sự thật nên mãi cứ đứng một chỗ, cuộc sống đạm bạc. Còn ông Hạnh chọn vai “im lặng ăn tiền”, giấu mọi bí mật để đổi lấy cuộc sống tốt cho mình. Đây là một câu điển hình cho cá tính của Hạnh: “Tôi đã ngộ ra, ở đời mình phải tồn tại, bụng phải no đã thì mới làm được những điều lớn lao. Nên tôi đã thành kẻ bán cái sự im lặng”. Nhưng cái chết của ông Hạnh với nhiều nghi vấn cùng những bí mật ông chôn giấu được tìm ra liệu đã từng đem cho ông sự bình yên hay sợ hãi. Ông chết rồi, liệu gia đình có thể được yên ổn?

Xã hội này vẫn đầy rẫy những thị phi, người này nói xấu người kia, ở đâu cũng đầy mùi ganh ghét, đố kị, đểu giả. Nhưng nếu cứ phó mặc nó chảy trôi, sống kiểu “lối sống tam tật” là một sự thiếu trách nhiệm, nó làm ta nhụt hết ý chí, nhiệt huyết, cống hiến như Khôi trong truyện “Người vừa đi vừa ngủ gật”. Hay ông Mực trong “Thuốc giảm đau”, mọi biến cố ập đến với ông từ gia đình cho tới công việc, thậm chí là sức khỏe cũng chỉ vì sự im lặng, dĩ hòa vi quý, để chẳng ai phải mất lòng. Để rồi thành người bạc nhược trước cái sai, sự bất lương, tự thấy mình thua và thay đổi theo lối sống khôn khéo ấy. Luôn luôn trong tâm thế thức tỉnh, không ngủ gật trong cuộc đời,

Nhà văn Nguyễn Văn Học

Trong tập truyện, Nguyễn Văn Học dụng công xây dựng những nhân vật, mà ở họ, cho thấy sự tha hóa về đạo đức con người tăng nhanh như sức mạnh của đồng tiền. Nó len lỏi vào trong mọi ngóc ngách, gia đình, từ thành thị cho đến vùng núi sâu xa. Những đứa trẻ bị bỏ rơi ở hàng nước ông Khởi và sự đòi lại con một cách bạc bẽo không tình người, con gái gạ gẫm bố dượng ngủ với mình, con cái trộm đồ của bố mẹ mang đi bán hay mỗi lần bị mắng lại dọa chặt ngón tay, hay chuyện ngoại tình, bồ bịch… Nhà văn có ý cho rằng, tất cả nó đều đang phơi bày ra trước mắt chúng ta, nếu chúng ta không thức tỉnh mà biết điểm dừng, không biết rõ giới hạn của mình sẽ phải gánh nhiều hệ lụy. Giống như Nhu, Thạc, Mỹ, bố dượng Nhu trong “Mặt người đang trôi”, với một kết cục quá rõ ràng. Vì không nghiêm khắc với bản thân mà gia đình Nhu tan nát. Và Thạc với Mỹ – em gái vợ Thạc cũng suýt chút nữa làm tan nát một gia đình.

Tác giả cũng đặt ra một vấn đề, là liệu con người ngày nay còn niềm tin tuyệt đối vào thần linh? Khi mà người ta đi lễ, đi chùa không còn thấy sự thành kính nữa mà là sự bỗ bã, thô tục, nói đủ chuyện trên trời dưới đất: thời sự, chính trị, cúng bái, giải hạn, ngoại tình, gái gú. Có chăng người ta chỉ đi vì thừa còn hơn thiếu hoặc kiểu nhỡ đâu lại được, chứ họ không vì đức tin mà xa tránh tội lỗi nữa. Họ làm đủ tội lỗi và đi đền chùa chỉ mục đích khác. “Ở cuộc đời này, sân hận nhiều lắm. Có khi đi lễ nhiều nhưng chúng ta lại tin đồng tiền hơn” – lời của viện phó Lục trong “Xe bảy chỗ ngồi” dẫn đến nguồn cơn xung đột với viện trưởng như một sự thật hiển nhiên đang tồn tại.

3.

Có thể thấy Nguyễn Văn Học là một người luôn đề cao những giá trị đạo đức, những văn hóa truyền thống. Anh lựa chọn nói ra những góc khuất của xã hội để mọi người cùng nhìn nhận lại những giá trị đang bị mai một. Tình cảm gia đình, con cái, tình bạn bè, tình thầy trò, và cả cách đối nhân xử thế với những người là ân nhân, là kẻ thù của mình. Lối sống theo đức “mưu phạt tâm công” của ông Trương Thỏa trong “Êm như nước chảy” như một tấm gương cho mọi môn sinh và dân làng cùng nhìn vào. Giỏi mà không kiêu, bị lấn át mà không sân hận, luôn khiêm nhu, hòa hảo. Ông Thỏa dạy con mình biết chế chế cơn nóng giận để tránh xảy ra sai lầm. Chiêu thức dùng khăn lụa để đấu binh đao là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ: làm người ta phục mà không gây hại cho họ. Sự cúi đầu của cha con ông Hồ Chín chính là chiến thắng vẻ vang nhất trong đời ông Trương Thỏa nhưng vẫn đầy tình nghĩa, không hận thù.

Trong tập truyện “Cái chết của vua câm”, ngòi bút của Nguyễn Văn Học đã sâu sắc hơn khi miêu tả con người. Anh luôn có sự so sánh, liên tưởng một đặc điểm của con người gắn vào một thứ gì đó của thiên nhiên, ngoại cảnh, không gian, ánh sáng. Người buồn thì cảnh cũng buồn “Thuốc độc…đan cái rễ nhăn nheo khô khốc trên mặt họ. Nó thấm vào ráng chiều, làm cho ráng chiều ở vùng này thường xuyên đỏ quạch, thấm luôn cả vào ánh trăng, làm trăng lờ nhờ”. “Màu đen hun hút, gió thổi rát mặt”. Màu sắc cảnh vật có chiều sâu, và tâm trạng con người cũng vậy: “Bầu trời nhức tấy, đỏ như máu, hàng ngàn cò vạc lượn lờ chầm chậm trên nóc vườn, kết vào nhau như những dải khăn tang”… Sự chảy trôi của thời gian, không gian và thiên nhiên như tâm trạng của một người càng vào đêm khuya càng nhiều nỗi niềm: “đêm bơ phờ trôi vào khuya”; “Lòng người nặng trĩu. Con suối bên lưng làng lặng lờ, buồn thiu”; “Xuân uể oải bước qua dãy núi sương, tràn qua đồng, xuân đi, làng xóm vắng lặng”. Và khi con người vui vẻ, an hòa, cảnh vật cũng vì thế mà tự luyến theo: “Vào ngày hoa nở thắm, mây trắng bồng bềnh, cảnh vật ôn hòa… Nắng và gió vẫn nhè nhẹ. Nắng và gió không có thắng thua. Chúng tôn bồi nhau… ông Thỏa, ông Chín ngồi bên nhau cười mãn nguyện”.

Trong “Cái chết của vua câm”, Nguyễn Văn Học còn xây dựng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ lớn: đôi cánh – tiền bạc và quyền lực; những u nhọt mọc trên người – những việc làm xấu xa; cái chổi – công cuộc quét nạn tham nhũng; những chiếc chiêng nhuốm máu- như những giá trị văn hóa cổ xưa vẫn bị tách khỏi đời sống cộng đồng; rửa tai – rửa đi những sự bẩn thỉu và nhem nhuốc; những con vẹt biết nói – thói nịnh hót ở đời… Và bằng những hình ảnh ẩn dụ ấy, tác giả đã đưa người đọc vào thế giới của sự hình dung, tưởng tượng, nhưng đầy thực tế của vở kịch đời.

Đọc “Cái chết của vua câm”, ta có thể thấy Nguyễn Văn Học dùng ngòi bút của mình để lột tả nhiều góc khuất vẫn hiển hiện từng ngày trong xã hội. Nhưng anh nói lên sự thật không phải để chúng ta chán ghét cuộc sống này. Mà từ nhìn nhận thực tế, ta sẽ làm gì để thay đổi, sống làm sao cho đúng, làm sao để lòng bình an giữa tâm bão cuộc đời. Giống như nhạc Beethoven – thứ âm nhạc cao sang ấy vẫn có thể “vang lên giữa bộn bề rác rưởi hôi thối”.

 

More Read

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung
Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG
VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
“Hồi ức Thế Hùng”: Cuốn sách khắc họa 56 chân dung tài hoa của đất Việt
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Tọa đàm Việt Nam – Singapore: Vượt sóng gió thương mại, khai mở cơ hội mới
Next Article Nhiều điều bổ ích, lý thú khi dịp hè cho trẻ được trải nghiệm cuộc sống ở làng quê

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read
Thơ Tạ Thị Thảo

Tạ Thị Thảo sinh năm 1982 tại Hải Dương, hiện chị đang…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Tháng Bảy rưng rưng

Ngược lên mây trắng giăng bay/ Con đường xanh đá…

1 Tháng 7, 2025

Lời Tri Ân Tháng Bảy

Tháng ngày nỗi nhớ chơi vơi/…

1 Tháng 7, 2025

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngVăn

Giao lưu và giới thiệu “Búp Sen Xanh”, tác phẩm kinh điển về thời niên thiếu của Bác Hồ

Nhân dịp kỉ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2025)…

4 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIVăn

TIỂU THUYẾT CỦA KIỀU BÍCH HẬU XUẤT BẢN TẠI CANADA

Sau hành trình xuất bản tại Việt Nam và Hungary, tiểu thuyết Lời thề Budapest…

4 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngVăn

Nhớ những hàng bờ giậu quê nhà thân thương

Ngày trước ở các làng quê, để làm ranh giới phân chia ranh giới giữa nhà nọ…

8 Min Read
VĂN HỌCTruyện ngắnVănVăn học thiếu nhiVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện thiếu nhi Thanh Cầm

Thanh Cầm tên thật là Nguyễn Thị Thư, sinh năm 1993, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Chị đã…

15 Min Read
Văn học Việt Nam - Tiếng nói của những người yêu Văn học Việt

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: kieubichhau@gmail.com
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?